Để góp phần hạn chế bị viêm mũi dị ứng không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Và nếu không thể không nuôi thì nên hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với chúng.
Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mò, mạt). Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.
Cần vệ sinh khoang miệng cho trẻ hàng ngày nhất là lau miệng cho trẻ sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Cần tránh cho trẻ ở nơi có khói thuốc lá, thuốc lào và không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng (tôm, cua, ốc). Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường).
Vì vậy, cần đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài đường. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh nhất là ở những trẻ bị dị ứng nên cần giữ ấm cơ thể như: mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn ấm, đi tất, găng tay. Khi nghi ngờ bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được điều trị sớm, tránh để bệnh thành mãn tính đưa đến viêm họng, phế quản dị ứng, hen suyễn. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho trẻ và tự mua thuốc để điều trị.
Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng giúp bạn có thể tránh được căn bệnh viêm xoang nguy hiểm này và từ đó bạn có nhiều cách nhìn nhận sự việc hơn rất nhiều.