Đã bao giờ bạn tự hỏi: Mục tiêu của cuộc đời mình là gì chưa?
Mình có cần phải đặt ra mục tiêu cho tương lai không?
Đây là câu hỏi không mới nhưng luôn là câu hỏi thử thách với tất cả
các bạn trẻ. Bấy lâu nay xã hội vẫn bàn luận về vấn đề bạn trẻ ngày nay sống
thiếu định hướng và chưa có mục tiêu rõ ràng. Bản thân tôi tự thấy mình cũng là
“một người mông lung giữa muôn trùng vậy, cũng đang đi tìm đích đến cho mình…
Bạn đã nghe câu nói này chưa? “Nếu không biết mình đang đi đâu thì
mọi ngọn gió đưa đẩy con thuyền đều là ngọn gió đúng và nếu bạn cứ đi theo mọi
hướng gió thì thuyền của bạn sẽ chạy lòng vòng”. Đây là lời khuyên của Ken
Loughnan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Victoria, Melbourne. Và 8X Hor
Samnang, từng là lãnh đạo chương trình “Tàu thanh niên Đông Nam Á” đã chia sẻ với
rằng: “If you can’t prepare the future for youself, you can prepare yourself
for future”. ( Nếu bạn không thể chuẩn bị tương lai cho mình thì hãy rèn luyện
cho mình để có một tương lai mong muốn).
Mục tiêu là gì?
Sẽ có nhiều cách trả lời khác nhau. Nhưng ta có thể hiểu đơn giản:
Mục tiêu là kết quả cuối cùng mà chúng ta mong muốn để thực hiện một
mục đích trong thời hạn xác định.
Hoặc đơn giản hoá thành công thức:
Mục tiêu = kết quả mong muốn của một mục đích + thời hạn để thực
hiện.
Hiện tại nếu các bạn thử hỏi một anh sinh viên nào đấy về mục tiêu
của anh ta trong tương lai, thường câu trả lời là “kiếm một công việc tốt”. Vậy
“kiếm một công việc tốt “có phải là một mục tiêu? Tôi cho rằng đó là “một sự mơ
hồ” thì đúng hơn, thử so sánh với câu trả lời sau: “Tôi sẽ mở một shop hoa sau
5 năm nữa”. Rõ ràng là câu trả lời thứ nhất thiếu thời hạn xác định và đồng thời
kết quả cuối cùng thì rất mơ hồ vì “công việc tốt” là một khái niệm chung
chung. Với câu trả lời thứ 2 thì mọi việc rõ ràng: mục tiêu = mở một shop hoa +
5 năm sau.
Mục tiêu cuộc đời là gì?
Trước khi thử trả lời câu hỏi này, tôi muốn nói đến mục đích sống
của mỗi người chúng ta. Bởi lẽ mục tiêu là kết quả cuối cùng của một mục đích
cho nên muốn trả lời mục tiêu cuộc đời thì chúng ta cần xác định xem mục đích sống
hay mục đích cuộc đời của chúng ta là gì?
Theo Sevent Habits of Highly Effective People – Bảy thói quen của
người thành đạt thì : Mỗi ngày thức dậy bạn hãy dành 1 tiếng để suy nghĩ về mục
tiêu sống của bạn. Hãy thử tưởng tưởng nếu bạn…tham dự đám tang của chính bản
thân mình thì bạn muốn nghe gia đình bạn, bạn bè của bạn, đồng nghiệp bạn…nói
gì về bạn? Những gì mà bạn muốn mọi người nhắc đến trong thời điểm này chính là
mục đích sống của bạn. Bạn muốn nghe cha mẹ, anh chị em nói gì về mình? Bạn bè
bạn, đồng nghiệp của bạn nghĩ sao về bạn..?
Đây là một cách hiệu quả để trả lời xem thử mình sống vì cái gì? Nếu
bạn cũng thử làm theo cách này, có thể bạn sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị cho cuộc
sống. Nhiều người đã làm cách này và sống rất hạnh phúc, thành công. Tôi tin là
tôi và các bạn cũng vậy. Khi bạn đã tìm ra mục đích sống của mình, khi đó bạn mới
có thể đạt mục tiêu cho cuộc đời mình đúng với những gì bạn mong muốn. Bạn
không thể đạt mục tiêu làm bác sĩ tại một bệnh viện lớn sau 5 năm nữa trong khi
trong thâm tâm, bạn chẳng đam mê gì cái việc kê toa cả. Hãy suy nghĩ cận thận
và trách nhiệm với chính bạn, nếu bạn không xác định mục đích sống của mình, bạn
sẽ luôn đề sai mục tiêu và sống với sai lầm của mình.
Quay lại câu hỏi mục tiêu cuộc đời là gì. Sau khi chúng ta đã tìm
được mục đích sống của mình thì việc tìm mục tiêu cuộc đời mình sẽ trở nên hấp
dẫn và đáng để làm hơn bao giờ hết. Tôi không phải là một người đã thành công với
việc xác định mục tiêu cuộc đời mình, cũng chẳng phải là một chuyên gia về huấn
luyện kỹ năng này, nhưng với một số kinh nghiệm (từ khi tôi nhận thức ra tầm
quan trọng của vấn đề này) đi tìm và thực hành các phương pháp để tìm mục đích
sống và mục tiêu cuộc đời mình. Tôi có niềm tin rất lớn với những kinh nghiệm
mà tôi đã thu được, rất có thể nó sẽ có ích cho bạn:
+ Mục tiêu cuộc đời là
thành quả cao nhất của mục đích sống mà bạn muốn đạt được trong cả cuộc đời bạn.
Hay còn có công thức: Mục tiêu cuộc đời = thành quả tốt nhất của mục đích sống
của bạn + toàn bộ cuộc đời bạn. Như vậy có thể thấy với mục tiêu ngắn hạn, thời
gian có thể là 1 năm, hai năm hoặc 5 năm. Dài hạn hơn thì 20 hay 30 năm. Và mục
tiêu cuộc đời thì đó là cả cuộc đời bạn. Tôi thường nhắc đi nhắc lại “cả cuộc đời”
để nhắc nhở bản thân mình đang đem cả cuộc sống bản thân vào mục tiêu cuộc đời.
Do đó, đó phải là mục tiêu có ý nghĩa nhất mà tôi có thể làm cho bản thân mình.
Rõ ràng, nếu đặt ra một mục tiêu không có ý nghĩa cho bản thân bạn thì liệu có
cần phải có mục tiêu, và đặc biệt đó lại là mục tiêu cuộc đời bạn. Hãy có trách
nhiệm!
+ Điều tối quan trọng
là bạn đặt ra mục tiêu cao nhất mà bạn muốn thực hiện chứ không phải mục tiêu của
người khác. Do bị ảnh hưởng của môi trường giáo dục thụ động, phần lớn chúng ta
chịu ảnh hưởng tâm lý từ gia đình và xã hội. Do đó khi đặt ra mục tiêu của
mình, rất nhiều bạn lo sợ mục tiêu của mình không phù hợp với quan điểm của người
khác. Nếu bạn cảm thấy mình như vậy, bạn có thể hỏi chính mình xem bản thân bạn
có muốn suốt cuộc đời này “sống thuê” cho người khác hay không?
+ Đề ra những mục tiêu
ngắn hạn và dài hạn cho bản thân là một cách hay để bạn có niềm tin vào khả
năng thành công của mục tiêu cuộc đời bạn. Việc đạt mục tiêu không phải đơn giản
và việc có thể đặt mục tiêu cho các mốc thời gian khác nhau của cuộc đời cũng
là một bài toán hóc búa. Do vậy chúng ta cần làm càng rõ điều chúng ta muốn
càng tốt, quan trọng là cân đo đong đếm được. Và đây là một công việc mà bạn
nên làm hàng ngày: thức dậy sớm và dành 30 phút đến 1 tiếng để suy nghĩ về mục
tiêu cuộc đời mình. Tôi đã làm vậy và cảm thấy tinh thần cũng như thái độ của
mình trở nên minh mẫn và lạc quan hơn bao giờ hết.
+ Hãy luôn trò chuyện
với gia đình, người thân, bạn bè và những người bạn có thể nói chuyện về mục
tiêu của bạn và họ trong cuộc sống. Tôi thấy rất nhiều bạn khi nói chuyện về mục
tiêu sống thì có thái độ lảng tránh hoặc ái ngại. Bản thân tôi cũng từng như vậy
và nhận thất rằng để có niềm tin vào thứ mà chúng ta muốn thì cách luôn nghĩ về
nó, nói về nó là cách hiệu quả để tăng niềm tin. Nếu như cứ cố lảng tránh hoặc
khó khăn khi chia sẻ, tôi nghĩ bạn sẽ tự tạo cho mình một rào cản lớn để đạt đến
mục đích của mình. Trong khi chúng ta sử dụng các buổi nói chuyện để phê phán mọi
thứ xung quanh hoặc những chuyện vô bỏ, thì tại sao lại không thể dành thời
gian đó để tìm hiểu về mục tiêu của mình và mọi người xung quanh. Tôi cam đoan
bạn sẽ tìm được nhiểu điểu thú vị…
+ Một số cách để bạn tự
động viên và tạo niềm tin cho chính mình: Hãy đọc các câu chuyện về những gương
thành công điển hình và tìm hiểu xem họ đã làm như thế nào, liệu bạn có thể áp
dụng được. Bên cạnh đó đọc các câu mang tính động viên (hay còn gọi là quote) của
những người nổi tiếng, các chính trị gia, nhà tâm lý học…cũng là một cách hay để
tự động viên mình. Tôi có đăng ký maillinglist của Brian Tracy, tác giả của cuốn
“Những nguyên tắc thành công trong cuộc sống” và là chuyên gia về phát triển bản
thân để hàng ngày được nhận 1 câu quote và 1 bài viết về những bí quyết thành
công. Cứ mỗi sáng check email tôi bắt đầu đọc câu quote, dành 2 phút suy ngẫm rồi
sau đó đọc về bài viết những bí quyết thành công. Cách làm này giúp tôi luôn nhớ
rằng mình đang tiến đến đạt được những mục tiêu của mình, tự động viên tinh thần
khi gặp những vấn đề khó khăn…
Và dĩ nhiên còn nhiều cách khác mà chúng ta có thể áp dụng để đi
tìm mục tiêu cuộc đời mình, tìm thấy niềm tin trong cuộc sống. Tôi thấy đây là
công việc thú vị và hay ho nhất mà tôi có thể làm không bao giờ chán bởi việc
thay đổi từng ngày tốt hơn và đi tìm mục tiêu cuộc đời chẳng phải là một việc
quá đáng giá để “xài” thời gian có giới hạn của chúng ta hay sao?
Sống có mục tiêu?
Mục tiêu là thứ giúp chúng ta tồn tại và đi mãi trên những đoạn đường
đời. Một khi chúng ta mất mục tiêu, mất phương hướng thì chúng ta trở nên bồn
chồn, lo âu. Bạn có bao giờ để ý thấy bạn chỉ thật sự sung sướng hạnh phúc khi
đang thực hiện một điều gì đó chứ không phải là khi bạn đã hoàn thành nó không?
“Đề ra mục tiêu là việc hiển
nhiên con người phải làm”. Chúng ta không thể sống mà không có mục tiêu hoặc ít
nhất là không có trong một thời gian dài. Bạn nhất thiết phải có một mục tiêu nếu
bây giờ bạn chưa đề ra cho mình một danh sách các mục tiêu cần phải thực hiện.
“Mục tiêu gì là không quan trọng, điều quan trọng là bạn phải có mục
tiêu”. Có người cứ tìm cách trì hoãn thực hiện những gì họ nghĩ là có liên quan
đến cuộc đời họ. Họ không chắc mục tiêu họ đề ra là hoàn toàn có lợi cho họ hay
không, và vì thế họ chẳng bao giờ làm được điều gì cả.
Ví dụ như bạn luôn mong muốn trở lại trường Đại học để học lấy mảnh
bằng, thế nhưng bạn không chắc rằng mục tiêu này có hợp lý hay không. Và rồi bạn
cứ chần chừ, cứ mong muốn, cứ tính toán như thế mãi. Hai mươi, ba mươi năm sau,
khi bạn già rồi thì bạn vẫn còn lưỡng lự, mà thời gian thì hết mất rồi.
Bạn đã không thấy được rằng nếu bạn quyết định quay lại học, và rồi
bạn thấy rằng điều đó không cần thiết với bạn nữa thì điều mà bạn có được là: bạn
đã hiểu ra vấn đề. Bạn đã biết rõ hơn rằng việc gì sẽ có lợi hay không có lợi
cho bạn. Những người thành công là những người cho rằng “Thất bại là mẹ của
thành công”; những người không thành công lại là những người cho rằng “Thất bại
làm cho ta thêm nhụt chí”.
Như ví dụ ở trên, khi bạn quay trở lại trường Đại học để học tiếp
thì đích đến là mảnh bằng Đại học chẳng phải là điều quan trọng nhất mà quan trọng
hơn tất cả chính là đoạn đường mà bạn đã đi qua. Một quãng thời gian mà bạn sẽ
gặp gỡ thêm được nhiều người, tiếp xúc với nhiều người, học hỏi thêm nhiều điều,
hiểu rõ bản thân mình hơn và có thêm nhiều kinh nghiệm.
Nếu như bạn định đi bộ vượt qua Châu Âu hoặc tạo một chiếc xe thể
thao đời mới nhất, hay bắt đầu lập một công ty kinh doanh thì điều quan trọng
không phải là việc đi bộ, chiếc xe hơi hay công ty kinh doanh mà là bạn phải trở
thành một người như thế nào để đạt được mục tiêu đó.
Trong quá trình đi đến mục tiêu, bạn dần dần trở nên can đảm hơn,
quyết đoán hơn, phát huy được những thế mạnh của mình, hiểu được nguyên tắc của
bản thân, biết chịu đựng hơn, tự tin hơn,…
Những gì bạn thu nhặt được trong quá trình theo đuổi mục tiêu sẽ
giúp bạn xem xét việc “Bạn sẽ trở nên như thế nào?”.
Khi bạn bắt đầu thực hiện mục tiêu thì bạn nên nhớ một điều là
không phải mọi việc đều xảy ra một cách suôn sẻ. Mục tiêu nào cũng đầy trở ngại
khó khăn.
Khi thủy triều dâng lên, nó dâng lên một chút và rút xuống một
chút, và nó dần dần dâng lên theo một lộ trình như vậy. Khi một cái cây phát
triển, lá rụng đi một ít và lá mới mọc ra nhiều hơn và kết quả là cây dần dần lớn
hơn, to ra… Các sự vật diễn biến, phát triển trên hành tinh này đều theo một đồ
thị gấp khúc đi lên, là một tiến trình bất di bất dịch.
Ví dụ như bạn bắt đầu một chương trình giảm cân và có lúc thấy
mình có lúc giảm cân, có lúc lại tăng cân, thế là bạn cho rằng việc giảm cân
khó mà thực hiện được, và thế là bạn đành chấp nhận mình là một người… hơi bị
tròn trịa. Hoặc như bạn bắt đầu một kế hoạch tiết kiệm tiền, và sau vài lần chi
tiêu ngoài dự tính, bạn thấy không thể tiết kiệm được và dẹp luôn chuyện sống cần
kiệm.
Hãy nhớ rằng, những người thành công không hẳn là những người
thông minh kiệt xuất. Đơn giản là họ nắm bắt được quy luật phát triển của sự vật
và nhận thấy rằng sự phát triển của họ phải tuân theo quy luật của các sự vật
diễn ra xung quanh họ. Họ thấy rằng người ta đạt được đến mục tiêu bằng một quá
trình điều chỉnh liên tục. Chúng ta đi sai đường (lệch hướng) thì điều chỉnh lại
cho đúng hướng, điều chỉnh, điều chỉnh, và điều chỉnh.
“Hãy viết ra mục tiêu của
chính mình”.
Có một điều mà bạn cần làm khi đề ra mục tiêu cho mình là hãy viết
ra mục tiêu của mình.
Bạn hãy bỏ đi suy nghĩ “Tất cả mục tiêu đều nằm trong đầu tôi, và
cứ thế mà làm thôi” mà lấy ra một tờ giấy, cây viết và làm cho mình một bảng
danh sách những mục tiêu cần thực hiện. Bảng danh sách chẳng phải là việc duy
nhất cần làm để đạt đến mục tiêu, nhưng có nó sẽ giúp ta định ra hướng đi để đạt
được mục tiêu mà chúng ta muốn trong cuộc sống.
Mục tiêu là cỗ xe chuyên chở chúng ta qua những đoạn đường chứa
nhiều khó khăn thử thách, mà qua đó ta trưởng thành hơn. Chúng ta cần phải có mục
tiêu không phải vì kết quả cuối cùng mà ta đạt được mà vì những gì thu nhặt được
trong quá trình thực hiện mục tiêu đó.
Sưu tầm
Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết hay và ý nghĩa. thanks!
ReplyDelete----------------------------------------------------------------------------------------
Công ty chuyên cung Đồng hồ nam eyki tại hcm
Web: http://donghonameyki.blogspot.com/
Click vào Keywords: Đồng hồ nam eyki tại hcm
Click vào Keywords: Đồng hồ nam eyki tại hcm