1 - Bạn hiểu được sức khỏe là quý nhất.
Khi bạn còn trẻ, bạn như một ngựa non háu đá, bất khả chiến bại. Cho dù có thức khuya nhiều đến cỡ nào, ăn mì gói thay cơm mỗi ngày thì bạn vẫn cảm thấy sức lực của bạn như một con hổ vậy. Khi bạn lớn lên, bạn sẽ nhận ra rằng rồi sẽ có một ngày bạn không thể sống như thế....
Thời gian là điều tàn nhẫn nhất có thể cuốn phăng và làm sạch mọi thứ chỉ như mới bắt đầu. Điều đó sẽ buộc bạn phải học cách tập tự chăm sóc bản thân cho chính mình. Nếu không yêu bản thân thì làm sao bạn có thể lo cho người khác?
2 - Bạn nhìn cuộc sống khách quan hơn.
Khi bạn chưa lớn, bạn sẽ thấy rằng mọi thứ thật phức tạp, và luôn thắc mắc vì sao mọi chuyện xui xẻo lại đổ lên hết vào bạn. Thực tế là, khi lớn lên, bạn sẽ nhận thấy dù nguyên nhân là vấn đề quan trọng, nhưng giải pháp mới là điều mà bạn cần phải làm.
Cuộc sống không nhất thiết là phải công bằng, mà điều quan trọng là bạn có thực sự cảm thấy hạnh phúc và tận hưởng nó.
3 - Nhận ra bạn bè không quan trọng số lượng.
Nhiều người sẽ nói rằng đây là điều “khổ lắm, nói mãi”. Thế nhưng, nhiều bạn vẫn thầm so sánh số lượng bạn bè trên Facebook của ai nhiều hơn, ai được “add friend” với người nổi tiếng nhiều hơn, ai có được lượt “like” nhiều nhất.
Khi lớn lên, bạn nhận ra việc có 5.000 bạn bè trên Facebook mà không có ai để đi ăn vặt ngoài đường cùng khi buồn chán thì thật là vô nghĩa. Tập trung xây dựng mối quan hệ tốt, bền vững và luôn giúp đỡ, ủng hộ nhau mới là điều quan trọng đối với bạn hiện tại.
4 - Bạn dành thời gian cho gia đình nhiều hơn.
Ngày còn đi học, bạn cho rằng sự quan tâm của gia đình là điều cực kỳ bình thường. Bố mẹ luôn ở cạnh, nhắc nhở, thậm chí còn la rầy mỗi khi thấy bạn thức khuya học bài hay ngồi chơi game.
Khi lớn lên, bắt đầu được tự do, bạn sẽ cảm thấy nhớ những tháng ngày được gia đình quan tâm. Sự cô đơn là một điều mà bạn cảm thấy cực chán ghét và muốn loại bỏ nó ngay lúc này. Bạn quyết tâm dành thời gian cho gia đình mình nhiều hơn, vì bạn hiểu được rằng, dù ở đâu hay làm gì, thì gia đình sẽ là điều quý giá cuối cùng ở lại với chúng ta.
Khi bạn còn trẻ, bạn như một ngựa non háu đá, bất khả chiến bại. Cho dù có thức khuya nhiều đến cỡ nào, ăn mì gói thay cơm mỗi ngày thì bạn vẫn cảm thấy sức lực của bạn như một con hổ vậy. Khi bạn lớn lên, bạn sẽ nhận ra rằng rồi sẽ có một ngày bạn không thể sống như thế....
Thời gian là điều tàn nhẫn nhất có thể cuốn phăng và làm sạch mọi thứ chỉ như mới bắt đầu. Điều đó sẽ buộc bạn phải học cách tập tự chăm sóc bản thân cho chính mình. Nếu không yêu bản thân thì làm sao bạn có thể lo cho người khác?
2 - Bạn nhìn cuộc sống khách quan hơn.
Khi bạn chưa lớn, bạn sẽ thấy rằng mọi thứ thật phức tạp, và luôn thắc mắc vì sao mọi chuyện xui xẻo lại đổ lên hết vào bạn. Thực tế là, khi lớn lên, bạn sẽ nhận thấy dù nguyên nhân là vấn đề quan trọng, nhưng giải pháp mới là điều mà bạn cần phải làm.
Cuộc sống không nhất thiết là phải công bằng, mà điều quan trọng là bạn có thực sự cảm thấy hạnh phúc và tận hưởng nó.
3 - Nhận ra bạn bè không quan trọng số lượng.
Nhiều người sẽ nói rằng đây là điều “khổ lắm, nói mãi”. Thế nhưng, nhiều bạn vẫn thầm so sánh số lượng bạn bè trên Facebook của ai nhiều hơn, ai được “add friend” với người nổi tiếng nhiều hơn, ai có được lượt “like” nhiều nhất.
Khi lớn lên, bạn nhận ra việc có 5.000 bạn bè trên Facebook mà không có ai để đi ăn vặt ngoài đường cùng khi buồn chán thì thật là vô nghĩa. Tập trung xây dựng mối quan hệ tốt, bền vững và luôn giúp đỡ, ủng hộ nhau mới là điều quan trọng đối với bạn hiện tại.
4 - Bạn dành thời gian cho gia đình nhiều hơn.
Ngày còn đi học, bạn cho rằng sự quan tâm của gia đình là điều cực kỳ bình thường. Bố mẹ luôn ở cạnh, nhắc nhở, thậm chí còn la rầy mỗi khi thấy bạn thức khuya học bài hay ngồi chơi game.
Khi lớn lên, bắt đầu được tự do, bạn sẽ cảm thấy nhớ những tháng ngày được gia đình quan tâm. Sự cô đơn là một điều mà bạn cảm thấy cực chán ghét và muốn loại bỏ nó ngay lúc này. Bạn quyết tâm dành thời gian cho gia đình mình nhiều hơn, vì bạn hiểu được rằng, dù ở đâu hay làm gì, thì gia đình sẽ là điều quý giá cuối cùng ở lại với chúng ta.
0 comments:
Post a Comment